Tình hình sử dụng Cây_trồng_biến_đổi_gen

Trên thế giới

Diện tích cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu tăng đáng kể trong hơn 20 năm, từ 1,7 triệu ha vào năm 1996 lên 189,8 triệu ha vào năm 2017. Tính tới năm 2017 đã có 67 quốc gia sử dụng cây trồng BĐG, bao gồm 24 quốc gia canh tác cây trồng BĐG (19 nước đang phát triển và 5 nước công nghiệp); cùng 43 quốc gia khác (trong đó EU được tính là 1) cấp phép chính thức nhập khẩu và sử dụng cây trồng BĐG với mục đích làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chế biến.[23][24]

Báo cáo này cũng chỉ ra, tại những quốc gia đang trồng cây GMO, diện tích đang có xu hướng tăng lên sau mỗi năm. Cụ thể, tại châu Âu, bốn quốc gia là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Séc và Slovakia đã trồng hơn 136.000 héc ta bắp biến đổi gen trong năm 2016, tăng 17% so với năm 2015.

Ở châu Phi, Nam Phi và Sudan cũng liên tiếp mở rộng diện tích bắp, đậu nành biến đổi gen và đã đạt 2,66 triệu héc ta trong năm 2016, trong khi năm 2015 mới chỉ có 2,29 triệu héc ta.

Tại châu Mỹ, Brasil có diện tích canh tác bắp, đậu nành, bông và hạt cải dầu GMO tăng 11%, là nước lớn thứ 2 sau Mỹ về diện tích trồng GMO.

Nhiều khả năng diện tích trồng cây GMO sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới khi một số nước đang có kế hoạch đưa mía GMO vào trồng, đáng chú ý là khu vực ASEAN có Indonesia.

Diện tích canh tác ở các nước đang phát triển đang ngày càng được mở rộng. Tỷ trọng diện tích canh tác cây trồng CNSH của nông dân Mỹ La tinh, châu Á và châu Phi lên tới 54% trong tổng diện tích canh tác cây trồng CNSH toàn cầu (tăng 2% so với năm 2012), do đó làm gia tăng chênh lệch về diện tích canh tác giữa các nước công nghiệp và các nước đang phát triển từ khoảng 7 triệu năm 2012 lên đến 14 triệu ha vào năm 2013. Tính chung Nam Mỹ đã trồng 70 triệu ha hoặc chiếm 41%; châu Á trồng 20 triệu ha, chiếm 11%; và châu Phi trồng hơn 3 triệu ha, chiếm 2% diện tích canh tác cây trồng CNSH toàn cầu.

Các giống đậu nành BĐG chiếm 50% diện tích canh tác cây trồng CNSH trên thế giới. Xét trên diện tích canh tác của từng loại cây trồng riêng lẻ, 77% diện tích trồng đậu nành, 80% diện tích trồng bông, 32% diện tích trồng ngô và 30% diện tích trồng hạt cải dầu năm 2017 là các giống BĐG.

Các quốc gia trồng đậu nành BĐG với tỷ lệ lên đến hơn 90% bao gồm Hoa Kỳ, Brazil, Argentina, Paraguay, Nam Phi, Bolivia và Uruguay. Khoảng 90% ngô BĐG được canh tác tại Mỹ, Brazil, Argentina, Canada, Nam Phi và Uruguay. Hơn 90% bông BĐG được trồng tại Mỹ, Argentina, Ấn Độ, Paraguay, Pakistan, Trung Quốc, Mexico, Nam Phi và Australia. Hoa Kỳ và Canada trồng hạt cải dầu BĐG với tỷ lệ ứng dụng là 90%. Quan trọng hơn, các quốc gia này cũng là cũng là nơi xuất khẩu thực phẩm chính tới các khu vực của thế giới, bao gồm các nước đang phát triển lớn.[23]

Liên minh châu Âu vốn xưa nay là nơi có diện tích cây trồng CNSH khiêm tốn nhất cũng bắt đầu có những thay đổi tích cực khi diện tích canh tác cây trồng CNSH trong năm 2013 đã tăng lên 15% so với các năm trước. Tây Ban Nha dẫn đầu khối các nước EU với diện tích trồng ngô đột biến gen là 136.962 ha. Tháng 12 năm 2017, Uỷ ban châu Âu đã cấp phép cho sáu vây trồng biến đổi gen được sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bao gồm 4 loại đậu tương, hạt cải dầu và ngô. Các GMO đã được phê duyệt đều đã trải qua một quy trình cấp phép toàn diện, bao gồm cả đánh giá lợi ích khoa học của Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA- the European Food Safety Authority)[25]

Đặc biệt Trung Quốc, với dân số 1,3 tỷ người, là nước đông dân nhất trên thế giới, cây bông CNSH ở Trung Quốc đã đem lại lợi ích kinh tế trên 15 tỷ USD trong vòng 12 năm từ năm 1996 đến năm 2012. Trung Quốc hiện nay là nhà nhập khẩu đậu nành và hạt cải dầu biến đổi gen hàng đầu. Đầu năm 2019, Trung Quốc đã cho phép nhập khẩu 5 mặt hàng nông sản biến đổi gen, được công bố trên trang web của Bộ nông nghiệp Trung Quốc. Các sản phẩm được thông qua gồm ngô DP4114 Qrome và đậu nành DAS-44406-6 của công ty DowDuPont, đậu nành đậu nành SYHT0H2 do Bayer CropScience và Syngenta - hiện quyền sở hữu của công ty hóa chất Đức BASF - phát triển. Hai sản phẩm còn lại gồm hạt cải dầu RF 3 của BASF và hạt cải dầu MON 88302 của công ty Monsanto. Theo Reuters, hai mặt hàng này đã phải chờ 6 năm để được cấp phép.[26]

Hiện nay Trung Quốc là nhà nhập khẩu đậu nành và hạt cải dầu biến đổi gen hàng đầu. Đầu năm 2019, Trung Quốc đã cho phép nhập khẩu 5 mặt hàng nông sản biến đổi gen, được công bố trên trang web của Bộ nông nghiệp Trung Quốc. Các sản phẩm được thông qua gồm ngô DP4114 Qrome và đậu nành DAS-44406-6 của công ty DowDuPont, đậu nành đậu nành SYHT0H2 do Bayer CropScience và Syngenta - hiện quyền sở hữu của công ty hóa chất Đức BASF - phát triển. Hai sản phẩm còn lại gồm hạt cải dầu RF 3 của BASF và hạt cải dầu MON 88302 của công ty Monsanto. Theo Reuters, hai mặt hàng này đã phải chờ 6 năm để được cấp phép.

Năm 2018 được coi là thời của lúa gạo biến đổi gen khi Chính phủ Bangladesh đã phê duyệt cho canh tác các giống lúa biến đổi gen đầu tiên với tên gọi BRRIdhan-86 nhằm phát triển ngành trồng trọt – một trọng tâm hướng tới xây dựng Bangladesh thịnh vượng tới năm 2021. Giống mới này được kỳ vọng sẽ giúp tăng thêm khoảng 0,5 tấn gạo thu hoạch trên 1ha so với giống lúa phổ biến được trồng rộng rãi nhất hiện nay tại quốc gia này đồng thời cũng sẽ giúp nông dân tiết kiệm được công lao động và thu hoạch dễ dàng hơn bằng máy gặt so với các giống lai truyền thống.

Không chỉ có Bangladesh bị sức hút của gạo GMO mà cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Úc và New Zealand cũng ở hấp dẫn bởi dòng sản phẩm này. Cụ thể, vào cuối tháng 2, trong thông báo liên bang, Úc đã phê duyệt để đưa giống gạo vàng giàu vitamin A (GR2E) vào Danh mục Chuẩn thực phẩm của Úc - NewZealand.[3][4][5][27][28]

Việt Nam

Tình hình thực tế

Cây trồng biến đổi gen có thể là câu trả lời cho rất nhiều vấn đề nan giải mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Tính đến thời điểm này ngô vẫn là một trong những mặt hàng nông sản được nhập khẩu nhiều nhất vào Việt Nam trong 10 năm trở lại đây với sản lượng liên tục tăng từ 4.4 triệu tấn năm 2014 lên 8.3 triệu tấn năm 2017. Đáng chú ý là nguồn nhập khẩu ngô của Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ thị trường Brasil, Argentina, Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan (chiếm tới hơn 90%), những nước có diện tích trồng cây biến đổi gen lớn nhất thế giới.

Để hạn chế thực trạng nhập khẩu loại thực phẩm này, việc đưa ngô biến đổi gen vào đã trở thành chủ trương và theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sau gần 4 năm cấp phép, diện tích canh tác ứng dụng ngô chuyển gen tại Việt Nam mỗi năm tăng từ 12,5 ngàn ha năm 2015 đến khoảng 28,5 ngàn ha năm 2018.

Theo tính toán, lợi nhuận thu được từ việc trồng giống ngô chuyển gen là 30.1920.000 đồng/ha so với giống ngô thường là 22.195.000 đồng/ha. Chênh lệch lợi nhuận giữa trồng ngô chuyển gen và ngô thường là 7.997.000 đồng/ha. Ứng dụng giống ngô chuyển gen đã giúp giảm được nhân công và chi phí làm cỏ kết hợp với năng suất tăng vì thế đã hạ giá thành sản phẩm làm hiệu quả sản xuất ngô được nâng cao rõ rệt.

Theo báo cáo của Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Thái Nguyên, năng suất thực thu của ngô biến đổi gen so với ngô lai thường trong cùng một điều kiện canh tác, khí hậu, chế độ chăm sóc, bón phân.... có những chênh lệch về thu nhập. Cụ thể, năng suất trung bình của ngô biến đổi gen (giống NK4300 Bt/GT) đạt 7.582 kg/ha trong khi đó giống ngô thường (NK4300) chỉ đạt 6.580 kg/ha - tức ngô biến đổi gen cho năng suất cao hơn 15% so với ngô thường.[29][30][31]

Lượng nhập khẩu đậu nành, ngô… từ các thị trường có diện tích cây trồng biến đổi gen lớn như Bắc Mỹ, châu Âu mỗi năm đều rất lớn. Hầu hết, các sản phẩm này phục vụ cho chăn nuôi và gieo trồng nông nghiệp.

Nhiều chuyên gia cho biết: Thực phẩm biến đổi gen đã có mặt khá lâu trên thị trường Việt Nam, hầu hết người dân nào cũng đã dùng qua những sản phẩm này. Tuy nhiên có một thực tế là không phải người tiêu dùng nào cũng có những hiểu biết cần thiết về loại thực phẩm mà họ đang sử dụng. Theo quy định hiện hành, thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng đều phải ghi nhãn khi lưu thông tại thị trường Việt Nam.

Kể từ khi thông tư này có hiệu lực, những thực phẩm biến đổi gen đang lưu thông trên thị trường sẽ buộc phải ghi nhãn theo quy định. Các thực phẩm biến đổi gen không ghi nhãn theo quy định sẽ không được tiếp tục sản xuất và nhập khẩu sau 8/1.

Tuy nhiên, quy định trên đây chỉ áp dụng đối với những mặt hàng đóng gói sẵn. Các thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến nhưng không bao gói không thuộc phạm vi quy định này.[32]

Hành lang pháp lý

Tại Việt Nam, cây trồng biến đổi gen đã được đầu tư nghiên cứu và khảo nghiệm từ năm 2006 sau khi "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020" được phê duyệt tại Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg. Vào năm 2011, việc đưa ngô biến đổi gen vào sản xuất thương mại tại Việt Nam được dự kiến triển khai vào năm 2012 sau hai đợt khảo nghiệm trên diện rộng. Đến 2013, Bộ NN&PTNT đã công nhận kết quả khảo nghiệm 5 giống ngô biến đổi gen để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép an toàn sinh học.

Thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã ban hành hàng loạt nghị định, thông tư để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học như Nghị định số 69/2010/NĐ-CP về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gien, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gien; Quyết định số 418/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển KH và CN giai đoạn 2011 - 2020; Thông tư 72/2009/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 11 năm 2009 ban hành danh mục loài cây trồng biến đổi gen được phép khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường cho mục đích làm giống cây trồng ở Việt Nam.

Bộ TN-MT đã ban hành Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT ngày 16/5/2013 về Đánh giá an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen, trong đó quy định thành lập Tổ chuyên gia có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho Hội đồng ATSH đối với từng sự kiện biến đổi gen cụ thể; Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/1/2014 quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Đặc biệt ngày 11 tháng 8 năm 2014, Bộ NN & PTNN chính thức công bố cấp phê duyệt 04 sự kiện ngô biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Các sự kiện được phê duyệt lần này bao gồm sự kiện Bt 11 và MIR162 của công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 [33](Bộ TNMT cấp Giấy chứng nhận ATSH vào ngày 27 tháng 8 năm 2014) và NK603 của công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto). Giấy xác nhận phê duyệt được ban hành sau quá trình xem xét kỹ lưỡng và được chấp thuận bởi Hội đồng An toàn Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi biến đổi gen là không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đối với con người và vật nuôi theo đúng trình tự được quy định theo thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT. Đây là 4 sự kiện biến đổi gen đầu tiên được công nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Đến năm 2019, Bộ NN & PTNN đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm Thực phẩm/Thức ăn chăn nuôi cho gần 30 sự kiện biến đổi gen trên cây trồng ngô và đậu tương. Giấy xác nhận phê duyệt được ban hành sau quá trình xem xét kỹ lưỡng và được chấp thuận bởi Hội đồng An toàn Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi biến đổi gen là không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đối với con người và vật nuôi theo đúng trình tự được quy định theo thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT. Đồng thời, các sự kiện đều đã được phê duyệt tại ít nhất 5 quốc gia thuộc khối OECD trước đó. Đây được xem như một "hàng rào kép" giúp quản lý và đảm bảo tính an toàn của các sản phẩm biến đổi gen, trước khi đến tay người sử dụng tại Việt Nam.[34][35]

Ngày 3 tháng 11 năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 2485 và 2486/QĐ-BTNMT cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô biến đổi gen mang sự kiện GA21 và NK603. Các sự kiện ngô biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học nêu trên đều mang đặc tính chống chịu thuốc trừ cỏ.[36]

Đồng thời, cũng theo các quy định về an toàn sinh học, cho tới nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 05 Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho 5 sự kiện ngô biến đổi gen với các tính trạng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ được phép canh tác tại Việt Nam.[35]

Theo dự kiến, tới năm 2015, ngô biến đổi được đưa vào trồng đại trà.[37]

Đến năm 2019, Bộ NN & PTNN đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm Thực phẩm/Thức ăn chăn nuôi cho gần 30 sự kiện biến đổi gen trên cây trồng ngô và đậu tương[38]. Giấy xác nhận phê duyệt được ban hành sau quá trình xem xét kỹ lưỡng và được chấp thuận bởi Hội đồng An toàn Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi biến đổi gen là không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đối với con người và vật nuôi theo đúng trình tự được quy định theo thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT. Đồng thời, các sự kiện đều đã được phê duyệt tại ít nhất 5 quốc gia thuộc khối OECD trước đó. Đây được xem như một "hàng rào kép" giúp quản lý và đảm bảo tính an toàn của các sản phẩm biến đổi gen, trước khi đến tay người sử dụng tại Việt Nam.

Đồng thời, cũng theo các quy định về an toàn sinh học, cho tới nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 05 Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho 5 sự kiện ngô biến đổi gen với các tính trạng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ được phép canh tác tại Việt Nam.[38]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cây_trồng_biến_đổi_gen http://www.soygrowers.com/ctstudy/Default.htm http://allianceforscience.cornell.edu/blog/major-u... http://croplifevietnam.org/?p=1207/ http://croplifevietnam.org/?page_id=1209/ http://www.goldenrice.org http://www.isaaa.org/kc/cropbiotechupdate/article/... http://antoansinhhoc.vn/Noi-dung/Bo-TNMT-cap-Giay-... http://antoansinhhoc.vn/tra-cuu-gmo-2/ http://antoansinhhoc.vn/uy-ban-chau-au-cap-phep-sa... http://baodautu.vn/ngo-bien-doi-gen-dau-tien-viet-...